Góc giải đáp: Hiện tượng nghén ngủ có lợi hay hại cho sức khỏe của mẹ bầu

Published on 6 May 2022 at 05:40

Nghén ngủ khi mang thai là hiện tượng xảy ra ở hầu hết mẹ bầu. Tuy nhiên, không ít phụ nữ vẫn chưa biết về vấn đề này. Vậy nghén ngủ khi mang thai là gì? Nghén ngủ có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi hay không? Cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu về chủ đề thú vị này trong bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng nghén ngủ khi mang thai

Nghén ngủ là gì? khác với trường hợp buồn ngủ thông thường, nghén ngủ sẽ khiến cảm giác buồn ngủ diễn ra một cách mạnh mẽ, dường như, mẹ bầu có thể ngủ được cả 24 tiếng mỗi ngày. Tương tự như chứng ngủ rũ, cơn buồn ngủ có thể ập đến bất kể là ngày hay đêm. 

Tình trạng này thường gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai, đặc biệt nhất trong 3 tháng đầu. Điều này được lý giải là do khi mang bầu, cơ thể sản sinh nhiều hormone progesterone gây ra cảm giác mệt mỏi, nhạy cảm, khó chịu và đi ngủ là cách hữu hiệu nhất để mẹ bầu vượt qua những cảm giác đó. 

Tuy nhiên, progesterone cũng là nguyên nhân gây nên những triệu chứng làm phá vỡ giấc ngủ của mẹ bầu vào ban đêm. Khiến cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi và kết quả là mẹ sẽ buồn ngủ hơn vào ban ngày để đáp ứng đủ nhu cầu.

Nghén ngủ ở mẹ bầu có sao không?

Thứ gì nhiều quá đều không tốt, ngủ cũng vậy. Do đó, các chuyên gia nhận định tình trạng nghén ngủ của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và em bé. Cụ thể:

  • Gây nguy hiểm về xương khớp

Phụ nữ mang thai ngủ quá nhiều sẽ không có thời gian dành cho các hoạt động, vận động nhẹ nhàng như đi dạo, tập thể dục,… Điều đó dẫn đến tê cứng xương khớp, dễ bị gãy xương, tăng cân đột ngột, trương phì cơ thể.

Đặc biệt, xương chậu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là khi thai nhi lớn dần lên, mô xương không đủ nâng đỡ, dẫn đến đau nhức, thâm chí dễ gây sảy thai ở bà bầu.

  • Tổn thương tinh thần

Phụ nữ mang thai bị nghén ngủ sẽ luôn có cảm giác rất mệt mỏi, dễ cáu gắt. Hơn nữa, việc ngủ nhiều còn khiến họ không được linh hoạt khi hoạt động, thiếu minh mẫn, hay quên,… Tình trạng này nếu diễn ra quá lâu sẽ khiến bà bầu có thể bị trầm cảm, hay lo lắng, bồn chồn trong quá trình mang thai.

  • Dẫn đến tiểu đường

Nghén ngủ tạo cảm giác lười vận động, chỉ muốn nghỉ ngơi một chỗ, vì thế, lượng đường trong máu của bà bầu sẽ tăng lên rất nhanh do chỉ sử dụng cơ chế hấp thu chất dinh dưỡng. Không những vậy, bà bầu sẽ có cảm giác khó khăn trong lúc sinh con, nhất là đối với bà bầu muốn sinh thường.

  • Nằm ngủ nhiều khiến bà bầu tăng khả năng giãn tĩnh mạch

Khi bà bầu giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, lượng oxy hấp thụ sẽ ít hơn rất nhiều. Do vậy, máu không thể lưu thông bình thường, dễ ứ đọng, gây tắc mạch máu. Bà bầu còn có nguy cơ bị khó thở, thở gấp, tức ngực nguy hiểm hơn là mất ý thức, ngất xỉu, thậm chí sẽ hại đến thai nhi như suy thai (do không đủ lượng oxy cần thiết).

Giải pháp giúp mẹ bầu vượt qua những cơn nghén ngủ

Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi nhiều, tuy nhiên, nếu mẹ bầu ngủ quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể và cả bé. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để vượt qua cơn nghén ngủ:

  • Tập thói quen ngủ nghỉ có khoa học: Nếu có thói quen thức khuya, ngủ trễ thì ngay khi có thai mẹ cần phải thay đổi lại lịch sinh hoạt của mình. Cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tạo thói quen đi ngủ sớm. Nên dành ra khoảng từ 30 phút cho giấc ngủ trưa. Quá buồn ngủ vào ban ngày, mẹ có thể thực hiện những công việc nhẹ nhàng như làm việc nhà, chăm sóc cho cơ thể,..
    Ngoài ra, mỗi khi mẹ bầu cảm thấy buồn ngủ, không thể tập trung làm việc. Mẹ có thể sử dụng gừng, chanh và một số đồ ăn vặt như sữa chua, omai,.. giúp cơ miệng hoạt động và mẹ tỉnh táo để tập trung hơn trong công việc.
  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ để tỉnh táo:Quan trọng không kém, nếu tâm trạng mẹ bầu không vui, không chỉ ảnh hưởng tới những cơn nghén ngủ mà nó còn tác động tiêu cực đến thai nhi. Mẹ không nên tự tạo áp lực cho bản thân, giữ tinh thần luôn ổn định bằng cách tham gia các môn thể thao như đi bộ, tập bơi, yoga cho bà bầu.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất:không thể phủ nhận tầm quan trọng của dinh dưỡng đến sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Do đó, để cơ thể được mạnh khỏe, dễ dàng vượt qua những cơn nghén ngủ, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ chất, bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. 
  • Sử dụng sản phẩm nâng tầm sức khỏe:Những mẹ nghén ngủ khi mang thai sẽ có một lợi thế rất lớn về chất lượng giấc ngủ so với mẹ bầu bị mất ngủ, khó ngủ. Tuy nhiên, để giấc ngủ được trọn vẹn, để mẹ bầu tỉnh táo sau mỗi đêm thức giấc, việc đầu tư các sản phẩm chăm sóc sức khỏe giấc ngủ là vô cùng cần thiết. 

Đối với những cơ thể thường xuyên bị nặng nề, nhức mỏi, nệm cao su là một sự lựa chọn hoàn hảo. Bên cạnh dòng nệm cao su thiên nhiên cao cấp, bạn cũng có thể lựa chọn dòng nệm cao su giá rẻnệm cao su nhân tạo với chất lượng một chín một mười.

Bật mí về dấu hiệu thú vị của nghén ngủ 

Nghén ngủ là con trai hay con gái? Dân gian hay truyền tai nhau rằng, bà bầu nghén ngủ sẽ sinh con gái. Điều này có thể giải thích rằng bởi vì thai nhi cùng hormone với mẹ nên progesterone được sinh ra nhiều hơn, khiến mẹ bầu trở nên mẫn cảm và muốn ngủ nhiều hơn. 

Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa, việc dựa vào các triệu chứng như nghén ngủ để chẩn đoán chính xác giới tính của bé là hoàn toàn không có cơ sở. Hiện nay nền y học hiện đại chưa có một nghiên cứu nào chứng minh nhận định trên là đúng và có căn cứ. Bởi giới tính của thai nhi chỉ được cho thấy rõ ràng nhất trong vòng từ tuần 12 đến 16 của thai kỳ. 

Kết luận

Buồn ngủ khi mang thai 3 tháng đầu hay vào 3 tháng cuối không gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà chỉ là phản ứng tạm thời của cơ thể. Hiện tượng này giúp mẹ bầu nhanh chóng tỉnh táo, lấy lại năng lượng sau khi có cảm giác mệt mỏi, nhưng lại ảnh hưởng khá lớn đến công việc và cuộc sống của mẹ.

Để khắc phục tình trạng nghén ngủ “đeo bám”, “buồn ngủ mọi lúc mọi nơi” này, mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý. Mẹ bầu nên sắp xếp công việc, ngủ sớm vào buổi tối và dành thời gian ngủ trưa để lấy lại sức sau buổi sáng làm việc. Thêm vào đó, mẹ bầu cũng hạn chế uống nước buổi tối để giảm thiểu việc thức dậy giữa đêm, gây gián đoạn giấc ngủ của mẹ.

Với những chia sẻ trên, Thế Giới Nệm hy vọng những mẹ bầu luôn tích cực, giữ được trạng thái tốt nhất để đón chào một thiên thần nhỏ.

Add comment

Comments

There are no comments yet.

Create Your Own Website With JouwWeb