Phương pháp điều trị rối loạn vận động tay chân khi ngủ

Published on 5 May 2022 at 10:15

Nếu khi ngủ mà chân chay cử động hoặc cơ thể bị giật mạnh thì đó là dấu hiệu của rối loạn vận động khi ngủ. Hiện thương này dễ gặp ở nhiều người với thời gian có thể từ 5 tới 90 giây. Tìm hiểu thêm về rối loạn vận động khi ngủ cũng như phương pháp điều trị rối loạn vận động tay chân khi ngủ nhé!

Rối loạn vận động là gì?

Rối loạn chuyển động chân tay khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng khoảng 4-11% dân số thế giới. Những người bị rối loạn chuyển động chân tay khi ngủ sẽ dễ bị chuột rút hoặc co giật tay chân trong khi ngủ. Rối loạn chuyển động tay chân xảy ra từ 5 đến 90 giây. Các chuyển động này làm gián đoạn giấc ngủ của những người xung quanh kết quả là gây ra tình trạng buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.

Bởi vì các chuyển động tay chân xảy ra trong khi ngủ người bị ảnh hưởng có thể không nhận ra họ bị rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên họ sẽ tự nhận thấy các triệu chứng như thức dậy vào ban đêm hoặc cảm thấy quá mệt mỏi vào ban ngày. Thông thường rối loạn chuyển động tay chân không khi ngủ được phát hiện bởi người ngủ cùng.

Rối loạn chuyển động tay chân khi ngủ ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau ở mọi lứa tuổi mặc dù khá hiếm gặp ở trẻ em. Chứng ngưng thở khi ngủ hoặc có cha mẹ bị rối loạn chuyển động chân tay định kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân của rối loạn vận động tay chân khi ngủ

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân nguyên nhân của rối loạn vận động tay chân khi ngủ, song các nhà khoa học đã xác định được các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Cơ thể thiếu hụt sắt
  • Sử dụng nhiều caffein
  • Tổn thương tủy sống hoặc do các khối u
  • Thiếu máu
  • Các rối loạn giấc ngủ khác như, chứng ngủ rũ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ

Rối loạn vận động tay chân khi ngủ cũng phổ biến hơn ở người cao tuổi. Có khoảng 2% người dưới 30 tuổi bị ảnh hưởng bởi rối loạn này nhưng có đến 65% người từ 65 tuổi trở lên mắc phải chúng.  

Biểu hiện của rối loạn vận động tay chân khi ngủ

Rối loạn vận động tay chân khi ngủ thường kéo dài từ 30 phút trở lên và cách nhau trung bình khoảng 20 giây. Các chuyển động ở chân tay thường xảy ra trong giấc ngủ và mắt không chuyển động nhanh.

Các biểu hiện của rối loạn vận động tay chân khi ngủ gồm:

  • Cử động chân một hoặc cả hai chân, đôi khi có cử động ở cánh tay
  • Ngủ không ngon giấc hoặc có cảm giác bồn chồn
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm
  • Buồn ngủ uể oải vào ban ngày
  • Cáu kỉnh và suy giảm thành tích ở trường hay nơi làm việc do thiếu ngủ

Những người bị rối loạn vận động tay chân khi ngủ cũng có thể có các triệu chứng của hội chứng chân không yên, bao gồm cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran ở chân khi nằm. Tuy nhiên rất hiếm khi mắc phải cả hai tình trạng này cùng lúc.

Phương pháp điều trị rối loạn vận động tay chân khi ngủ

Phần lớn người bị rối loạn vận động tay chân khi ngủ biết họ gặp rối loạn trong khi ngủ thông qua người thân hay bạn đời. Nhiều người có thể biết sau nhiều lần thấy chăn bị đạp khắp nơi trong phòng ngủ vào mỗi buổi sáng. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các xét nghiệm chẩn đoán khác cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra quá trình điều trị cũng có thể tùy thuộc vào bạn có mắc phải những rối loạn giấc ngủ khác hay không.

Các phương pháp trị rối loạn vận động tay chân khi ngủ như:

  • Tránh tiêu thụ caffeine và giảm bớt căng thẳng: Bạn có thể không cần điều trị nếu rối loạn này không gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và những người ngủ chung với bạn. Trong trường hợp này nên cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày và nên bỏ thuốc, hạn chế uống rượu có thể mang lại kết quả tích cực.

Lưu ý, caffeine không chỉ có trong cà phê chúng cũng có trong soda, trà và chocolate hoặc thậm chí có trong nước tăng lực và một số thuốc uống.

  • Ngủ đủ giấc: Nhiều người không quan tâm đến chất lượng giấc ngủ và thường xuyên ngủ không đủ giấc. Thêm vào đó thói quen ngủ sai tư thế có thể dẫn đến tình trạng rối loạn vận động tay chân khi ngủ. Vì vậy, muốn hạn chế căng thẳng, mệt mỏi và thư giãn tinh thần, bạn cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày và chủ động điều chỉnh tư thế thật hợp lý.

Lưu ý bạn nên chọn mua cho mình loại nệm phù hợp để thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.  Đối với nệm lò xo có thể chọn dòng nệm lò xo túi độc lập với khả năng nâng đỡ tối ưu 5 vùng cơ thể: đầu, vai, lưng, hông, chân. Từ đó giúp người nằm giải tỏa áp lực tác động lên cơ thể và định hướng tư thế ngủ tốt nhất, ngăn chặn các rối loạn vận động tay chân khi ngủ.

  • Điều trị các bệnh liên quan: Nếu bạn được chẩn đoán thiếu sắt hay một hội chứng giấc ngủ khác sẽ ảnh hưởng tới các tình trạng trên. Ví dụ trong trường hợp thiếu sắt bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ sắt trong một thời gian và kê đơn thuốc bổ sung sắt hay đề xuất một chế độ ăn bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt.

Nhìn chung rối loạn vận động tay chân khi ngủ không nguy hiểm và không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng giấc ngủ bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân chính xác và điều trị dứt điểm tình trạng này.

Add comment

Comments

There are no comments yet.