Giấc ngủ cung cấp cho chúng ta sự nghỉ ngơi cần thiết, giúp cho cơ thể nạp đầy năng lượng để hoạt động, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi sau ngày dài. Nhưng thông thường, không phải ai cũng có thể sắp xếp để có giấc ngủ ngon và trọn vẹn 8 tiếng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng học tập, làm việc. Câu hỏi được đặt ra: “ Liệu chúng ta có thể ngủ bù sau những đêm bị thiếu ngủ hay mất ngủ không?”. Rất may mắn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ bù là hoạt động nạp lại năng lượng khá khả thi. Cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu qua chủ đề này nhé!
Mất ngủ, thiếu ngủ liệu có thể ngủ bù không?
Về mặt sinh lý, khi thiếu ngủ, cơ thể chúng ta tự nhiên cần sự nghỉ ngơi. Nếu bạn có một đêm tồi tệ, bạn sẽ cảm thấy đêm hôm sau cần ngủ nhiều hơn vì bộ não của chúng ta nhận ra sự thiếu ngủ thông qua việc tích lũy “áp lực”.
Tuy nhiên việc ngủ bù sau khi thiếu ngủ không hoàn toàn giống với giấc ngủ trọn vẹn ngay từ đầu, bởi cơ thể cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Một nghiên cứu năm 2016 phát hiện rằng phải mất tới 4 ngày mới bù đắp được hoàn toàn 1 giờ mất ngủ trước đó, và có thể cần tới 9 ngày để xóa hết “nợ ngủ”, tức là phục hồi cơ thể trở lại trạng thái bình thường, giảm những nguy cơ sức khỏe do thiếu ngủ gây ra.
Khả năng bù đắp của ngủ bù còn tùy thuộc vào mức độ thường xuyên bị mất ngủ. Nếu bạn mất ngủ, thiếu ngủ trong một thời gian, bạn có thể gặp nhiều khó khăn để phục hồi và ổn định lại nhịp sinh học cơ thể. Bạn phải cần đến rất nhiều đêm ngủ có chất lượng tốt mới cải thiện lại được tình trạng này.
Nếu bạn thiếu ngủ hay mất ngủ mãn tính, hay nếu giấc ngủ của bạn có chất lượng xấu, ví dụ như bạn bị bệnh ngừng thở khi ngủ (apnée), bạn rất khó để vượt qua sự mệt mỏi, khó chịu do thiếu ngủ gây nên dù có bù đắp bằng cách ngủ bù.
Lợi ích và tác hại của ngủ bù
Lợi ích
Ngủ bù là một cách đơn giản để chúng ta hồi phục lại cơ thể. Giữa muôn ngàn tác hại của thiếu ngủ và ngủ không đủ giấc, ngủ bù có thể coi là giải pháp để bạn bỏ vượt qua sự mệt mỏi, hạn chế những căn bệnh, đồng thời cung cấp năng lượng, giúp cơ thể và tinh thần thoải mái học tập, làm việc.
Ngủ mê sảng: Cách điều trị hiệu quả mà bạn nên biết
Tác hại
Theo một số nhà tâm lý học thì việc ngủ bù là không nên, vì ngủ bù chỉ làm rối loạn đồng hồ sinh học của mỗi người. Nếu chúng ta cố gắng ngủ sớm hơn vào ngày hôm sau để bù đắp cho tình trạng mất ngủ, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp điệu bình thường của cơ thể.
Ngủ bù có thể làm cho cơ thể thấy thoải mái ngay lập tức nhưng nó lại làm rối loạn hệ thống giấc ngủ của cơ thể. Ngủ bù thường xuyên có thể gây tăng cân, lo lắng, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, đáp ứng miễn dịch chậm, đồng thời, tình trạng thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường và khiến bạn gặp vấn đề về trí nhớ.
Trường hợp nào bạn mới nên ngủ bù?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ như học tập, tăng ca, sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động vào ban đêm… Tuy nhiên, trước những tác hại của việc ngủ bù, chúng ta chỉ nên áp dụng nó khi thực sự cần thiết.
Việc ngủ bù chỉ có thể áp dụng với những người mất ngủ, thiếu ngủ tạm thời, trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn là người mất ngủ lâu năm, thường xuyên ngủ trễ và dậy trễ thì tốt nhất bạn nên điều chỉnh lịch sinh học và có những giải pháp phù hợp.
Áp lực công việc và thú vui giải trí khiến chúng ta thường xuyên thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cả năng lực tinh thần, trí óc. Mặc dù ngủ bù có thể “trả” lại được, nhưng tốt nhất là hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ đều đặn mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe và sẵn sàng đón nhận ngày mới.
Điểm mặt những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ
Ngủ bù đúng cách
Nhu cầu ngủ vào ban đêm của mỗi người không giống nhau tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe. Bạn cần xác định thời gian ngủ cần thiết cho bản thân và theo dõi hoạt động của cơ thể sau những thời gian ngủ nhất định. Nếu bị thiếu ngủ, bạn có thể thử áp dụng một số cách sau đây để ngủ bù và phục hồi sức khỏe:
- Ngủ trưa khoảng 20 phút
- Đi ngủ sớm hơn vào đêm tiếp theo
- Ngủ bù vào đêm tiếp theo hoặc 2 đêm tiếp theo
- Ngủ bù vào cuối tuần nhưng không quá 2 tiếng so với thời gian bạn thường thức dậy. Ví dụ bạn thường thức dậy lúc 7 giờ sáng, bạn cần thức dậy trước 9 giờ sáng khi ngủ bù vào cuối tuần.
- Không khuyến khích mọi người lúc nào cũng ngủ nướng, ngủ bù vào cuối tuần, vì kết quả cũng cho thấy rằng ngủ quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ tử vong.
Mẹo chữa mất ngủ không dùng thuốc
Tóm lại, lời khuyên mà các nhà khoa học đưa ra là cơ thể chúng ta thích những gì đều đặn và đã trở thành thói quen hơn. Vì thế, càng giữ cho ngày cuối tuần gần giống với lịch sinh hoạt bình thường của mình thì càng tốt.
Thay vì dựa vào chuyện ngủ bù cho đủ giấc trong những ngày cuối tuần, hãy nghĩ đến chuyện tạo ra một lịch sinh hoạt hàng tuần cho phép mình ngủ đủ vào mỗi ngày, cơ thể của chúng ta sẽ "khoái" điều đó hơn.
Ngoài ra, để cải thiện giấc ngủ, tránh tình trạng ngủ bù, thiếu ngủ, mệt mỏi, khó chịu; mọi người có thể đầu tư các sản phẩm chăm sóc giấc ngủ chất lượng. Các sản phẩm như nệm cao su nhân tạo, nệm cao su giá rẻ, nệm lò xo sẽ là lựa chọn hoàn hảo ru bạn vào giấc ngủ. Để giấc ngủ thật thoải mái và dễ chịu, hãy đến ngay Thế Giới Nệm để được tư vấn tận tâm nhất!
—----------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: www.thegioinem.com
Hotline: 0906 677 325 - 0909 060 325
Add comment
Comments