Giấc ngủ hưởng lớn chất lượng cuộc sống của chúng ta. Dù ở độ tuổi nào thì bạn cũng cần tạo cho mình một lối sống lành mạnh, một giấc ngủ hợp lý. Nhưng làm sao để có giấc ngủ theo độ tuổi một cách khoa học? Trong bài viết này hãy cùng thế giới nệm tìm hiểu nhé!
Tầm quan trọng của giấc ngủ theo từng độ tuổi
Ngủ là trạng thái nghỉ ngơi tạm thời của cơ thể, lúc này các bộ phận trong cơ thể sẽ được thả lỏng và thư giãn, những giấc ngủ chất lượng giúp cho não bộ loại bỏ những mệt mỏi, căng thẳng, tăng khả năng tập trung xử lý thông tin. Chính vì vậy, bạn cần có một giấc ngủ sâu, đủ giấc, không bị tác động từ các yếu tố bên ngoài. Nhưng ở mỗi độ tuổi thì tầm quan trọng của giấc ngủ là khác nhau.
1. Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Đối với trẻ nhỏ ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì giấc ngủ vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của bé. Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý trong việc sắp xếp giờ giấc ngủ của bé cho hợp lý.
1.1 Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trong những ngày tháng đầu đời của trẻ, việc mẹ xác định lịch trình giấc ngủ của bé là điều không thể vì trẻ nhỏ có giấc ngủ nhiều hơn so với người trưởng thành và chu kỳ ngủ không cố định. Trung bình trẻ có giấc ngủ 8-9 tiếng vào ban ngày và 8 tiếng vào ban đêm. Vì đây là khoảng thời gian tiêu hóa của bé rất ít nên bé có tần suất ăn uống là 3 giờ 1 lần, và sẵn sàng chìm vào giấc ngủ. Các mẹ cần chú ý đến dấu hiệu của trẻ sơ sinh khi buồn ngủ bẽ sẽ có những hành động như dụi mắt, ngáp, nhìn xa xăm và căng thẳng,... lúc này hãy chuẩn bị cho bé một giấc ngủ thoải mái nhất, tránh tình trạng “ép” bé thức để đùa giỡn, dễ gây rối loạn giấc ngủ.
1.2 Lợi ích của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ
Giấc ngủ ở trẻ rất quan trọng tham gia vào quá trình sản sinh các hormone tăng trưởng ở bé. Theo nghiên cứu, khi bé ngủ sâu có đến 80% tế bào não được tạo ra trong 3 năm đầu đời, giúp phát triển trí tuệ, bé xử lý các thông tin được tiếp nhận trong ngày. Một giấc ngủ chất lượng còn giúp bé phát triển về thể lực như: tăng chiều cao, tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch tốt,...
1.3 Hậu quả của việc thiếu ngủ ở trẻ
Thiếu ngủ ở trẻ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ làm cho trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, ủ rủ, chán ăn, luôn quấy khóc,...trong khoảng thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, không tiếp nhận thông tin, thậm chí rối loạn hành vi, cảm xúc khi trưởng thành.
2.Giấc ngủ đối với thanh thiếu niên:
Thanh thiếu niên có độ tuổi từ 13-19 tuổi là độ tuổi phát triển nhiều về tinh thần cũng như cảm xúc. Trong giai đoạn này, một giấc ngủ hoàn chỉnh giúp tăng khả năng tập trung, minh mẫn, tăng trí nhớ giúp trẻ thông minh.
2.1 Nhu cầu ngủ của thanh thiếu niên
Theo các nghiên cứu,thanh thiếu niên có giấc ngủ trung bình từ 8-10 tiếng mỗi đêm. Nhưng trên thực tế cho thấy, ở độ tuổi này trẻ phát triển nhiều về tâm sinh lí khiến cho giấc ngủ không được đầy đủ theo khuyến cáo. Các nguyên nhân mất ngủ có thể do: bài tập về nhà quá nhiều, áp lực thành tích, gia đình,....sự tiếp xúc các trang mạng xã hội làm thay đổi về mặt sinh lí ở lứa tuổi thanh thiếu niên khiến trẻ đi ngủ muộn hay mất ngủ. Bên cạnh đó, các trò chơi điện tử, làm tăng khả năng sử dụng các chất kích thích có chứa lượng cafein cao ảnh hưởng hưởng đến giấc ngủ, khiến cho trẻ thức dậy mỗi sáng với tâm trạng uể oải do thiếu ngủ.
2.2 Lợi ích của giấc ngủ đối với học tập và sức khỏe của thanh thiếu niên
Đây là giai đoạn trẻ tiếp thu lượng kiến thức mới rất nhiều. Chính vì vậy một giấc ngủ đầy đủ sẽ khiến cho tình thần trẻ phấn khởi, vui chơi hòa nhập tiếp cận nhiều bạn bè, bắt đầu một ngày mới đầy năng lượng tập trung hiệu quả vào học tập, đạt được nhiều thành tích. Khả năng tư duy, sáng tạo nhiều ý tưởng mới,... Giấc ngủ ngon sẽ đem lại bữa ăn ngon, vì vậy hãy để nhắc nhở trẻ ngủ đúng giấc để có được sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng.
2.3 Hậu quả của việc thiếu ngủ ở thanh thiếu niên
Việc thiếu ngủ ở thanh thiếu niên đang ngày rất phổ biến, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực như: mất khả năng chú ý, không tập trung trong học tập,.. các bệnh như béo phì, tăng huyết áp. Mất ngủ dẫn đến các trẻ luôn trong tình trạng lo lắng, căng thẳng, luôn tránh né không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể, tình trạng này kéo dài dẫn đến trầm cảm, một hội chứng mà khả năng tỉ lệ tự tử rất cao.
3. Giấc ngủ đối với người trưởng thành:
Những người ở độ tuổi này thường rất khó ngủ hay mất ngủ do nhiều nguyên nhân như stress, áp lực công việc, cuộc sống, gia đình,...dẫn đến tình trạng thường xuyên ngủ không đủ giấc, nếu kéo dài sẽ làm bạn nhanh lão hóa, giảm tuổi thọ và các bệnh về tim mạch.
3.1 Nhu cầu ngủ của người trưởng thành
Người trưởng thành có giấc ngủ trung bình 8 tiếng mỗi đêm để tái dự trữ năng lượng cho ngày hôm sau. Sau một ngày lao động và làm việc dài thì giấc ngủ rất quan trọng với người trưởng thành, nó giúp bạn lấy lại năng lượng cũng như để cho não được nghỉ ngơi, thư giãn. Vì người trưởng thành có nhiều vấn đề để suy nghĩ, khó tập trung vào giấc ngủ, bạn cần tạo cho mình một không gian ngủ thật thoải mái như: ít tiếng ồn, ít ánh sáng, sử dụng các tinh dầu dễ ngủ để xông phòng,...
3.2 Lợi ích của giấc ngủ đối với sức khỏe và hiệu quả công việc của người trưởng thành
Đem lại hiệu quả tích cực trong công việc, khả năng tập trung, tư duy cao,... quyết đoán trong công việc cũng như giải quyết công việc hiệu quả. Giấc ngủ hoàn chỉnh giúp họ giải quyết công việc nhanh chóng, nhiều cơ hội mới trong công việc. Góp phần mang lại cuộc sống hạnh phúc cho gia đình.
3.3 Hậu quả của việc thiếu ngủ ở người trưởng thành
Thiếu ngủ ở người trưởng thành gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: không tập trung vào công việc, suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gia đình. Không kiểm soát được cảm xúc hay cáu gắt, khó chịu làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi mất ngủ sẽ khiến cơ thể bạn luôn cảm thấy đói, thèm ăn tăng nguy cơ béo phì, các bệnh về dạ dày,... một hậu quả rất nghiêm trọng ở người trưởng thành là mất tập trung, không tỉnh táo trong lái xe, dẫn đến tai nạn giao thông.
4.Giấc ngủ đối với người cao tuổi:
Giấc ngủ ở người cao tuổi rất quan trọng, vì sau khoảng thời gian làm việc và sinh hoạt, họ cần một giấc ngủ đầy đủ để thư giãn não bộ và nghỉ ngơi. Nhưng ở giai đoạn này họ dễ bị rối loạn giấc ngủ khiến khó ngủ hay mất ngủ có thể vì những cơ nhức xương khớp ở người già, hay thời tiết thay đổi,...cơ thể bị lão hóa khó thích nghi.
4.1 Nhu cầu ngủ của người cao tuổi
Người cao tuổi có giấc ngủ trung bình khoảng 6-8 tiếng đồng hồ là tốt nhất. Nên có thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ đúng giấc, điều này giúp họ tăng cường chức năng sinh học giúp họ dễ ngủ vào ban đêm.
Để có giấc ngủ ngon người cao tuổi cần chú ý đến không gian ngủ cần yên tĩnh, thoáng ít gió,.. Đặc biệt vào mùa lạnh cần có chăn mền đủ ấm vì ở độ tuổi này họ thường mắc các bệnh đau nhức xương khớp.
4.2 Lợi ích của giấc ngủ đối với sức khỏe của người cao tuổi
Giấc ngủ đối với người cao tuổi rất quan trọng, vì đây là khoảng thời gian các tế bào bước giai đoạn lão hóa, việc duy trì một giấc ngủ tốt mỗi người giúp tránh khỏi các căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, các căn bệnh về dạ dày,...Do đó một giấc ngủ ngon ở người cao tuổi như một liều thuốc tuyệt vời cho sức khỏe của họ.
4.3 Hậu quả của việc thiếu ngủ ở người cao tuổi
Ảnh hưởng đến nhận thức, sức khỏe. Mất nagủ gây ra những cơ đau đầu, choáng váng trong sinh hoạt khiến dễ té, ngã rất nguy hiểm. Sức đề kháng suy giảm, các bệnh tim mạch dễ đột quỵ, tình trạng suy giảm trí nhớ lâu ngày dẫn đến chứng rối loạn tâm thần, không kiểm soát được hành vi của mình.
5. Lời khuyên để cải thiện chất lượng giấc ngủ theo từng độ tuổi
5.1 Lời khuyên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Không để bé đói: trẻ sơ sinh thường cảm thấy đói và thức dậy sau 3 tiếng để nạp năng lượng, nếu mẹ không thấy bé thức dậy sau 3 tiếng thì hãy cố đánh thức nhẹ nhàng, để không bị tình trạng mất nước ở bé.
Điều chỉnh đồng hồ sinh học: Cho trẻ ngủ từ 21 giờ. Đối với ban ngày, cho trẻ sơ sinh ngủ từ 10 - 11 giờ trưa rồi cho trẻ dậy chơi một chút, đến khoảng 12 giờ thì cho ngủ tiếp khoảng một tiếng.
Nhiệt độ phòng: giữ nhiệt độ trong phòng cho trẻ từ 27 - 28 độ C là thích hợp nhất.
Quấn chăn cho bé: chỉ nên quấn một lớp chăn mỏng, nếu thời tiết lạnh thì hãy quấn thêm cho một lớp chăn dày hơn. Tránh trường hợp quấn chăn quá nhiều khiến bé khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ.
5.2 Lời khuyên cho thanh thiếu niên
Đi ngủ đúng khung giờ cố định
Hạn chế tất cả các trang mạng xã hội, các trò chơi điện tử.
Chế độ ăn uống hợp lý
Tránh tắm quá khuya, tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày.
Gia đình hạn chế tạo quá nhiều áp lực, thành tích học tập cho trẻ
5.3 Lời khuyên cho người trưởng thành
Hạn chế thức quá khuya để làm việc.
Tránh sử dụng các chất kích thích có chứa chất cafein trước khi ngủ.
Không ăn khuya quá muộn, nên ăn trước khi ngủ 1- 2 tiếng.
Giữ thói quen dậy sớm tập thể dục thường xuyên vừa tốt cho sức khỏe vừa tạo giấc ngủ ngon.
Giờ ngủ cố định, không thức quá muộn các ngày cuối.
5.4 Lời khuyên cho người cao tuổi
Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không để không gian ngủ quá lạnh.
Chế độ ăn uống hợp lý, không bỏ bữa. Không ăn quá muộn.
Tập thể dục mỗi ngày tăng sức khỏe, tạo giấc ngủ ngon.
Giữ thói quen ngủ đúng giờ và dậy đúng giấc.
Thói quen giải trí lành mạnh như nghe nhạc, đọc sách, báo,....
Kết luận:
Ở độ tuổi nào thì giấc ngủ cũng vô cùng quan trọng, ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh giấc ngủ hay thanh thiếu niên giấc ngủ giúp các bé phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Đối với người trưởng thành giấc góp phần phát triển tích cực trong công việc cũng như cuộc sống. Còn ở người cao tuổi giúp họ duy trì được lối sống lành mạnh tăng cường thể lực khi ở tuổi về già.
Mọi người cần đưa ra các biện pháp cũng như lối sống hợp lí để có được giấc ngủ hiệu quả ở mọi độ tuổi. Trân trọng giấc ngủ là trân trọng sức khỏe của bạn. Ngoài ra nếu có nhu cầu mua sắm nệm và có thể an tâm chọn nệm cho giấc ngủ của mình bạn có thể tham khảo các sản phẩm nệm lò xo, nệm lò xo tatana, nệm lò xo vạn thành, nệm lò xo túi tại Thegioinem.com nhé!
-----------------------------
Thông tin liên hệ
Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon
Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: https://thegioinem.com/
Hotline: 0707 325 325
Add comment
Comments