Nguyên nhân và cách điều trị chứng toát mồ hôi khi ngủ

Published on 8 April 2023 at 16:31

Trong chúng ta, chắc hẳn đã từng trải qua tình trạng ngủ bị toát mồ hôi. Vậy đây là bệnh lý gì? Nguyên nhân và cách điều trị chứng toát mồ hôi khi ngủ ra sao? Hãy cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu nội dung chi tiết ngay sau đây nhé!

Hiện tượng ngủ bị toát mồ hôi là gì?

Đổ mồ hôi là cơ chế sinh học làm mát tự nhiên của hoạt động cơ thể để ngăn ngừa tăng thân nhiệt. Vùng não dưới đồi có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và kích thích hơn 2 triệu tế bào tuyến mồ hôi hoạt động. Nước mồ hôi được toát ra từ da giúp giải phóng năng lượng nhiệt, nhờ đó mà cơ thể được làm mát một cách tự nhiên.

Ngoài thời tiết hay vận động thể thao, một số yếu tố khác như vấn đề về sức khỏe, nội tiết cũng có thể khiến tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động và gây ra hiện tượng ngủ bị toát mồ hôi vào ban đêm.

Việc đổ mồ hôi là rất bình thường nếu nhiệt độ thời tiết quá nóng, tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ thì vấn đề này trở nên đáng lo ngại và theo các nguyên giá gọi đó là hội chứng toát mồ hôi khi ngủ.  

Hội chứng hyperhidrosis hay còn gọi là hiện tượng khi ngủ bị toát mồ hôi, cơ thể đổ mồ hôi nhiều khiến cho quần áo, chăn, gối, ga trải giường bị ướt mà nguyên nhân không phải là do nhiệt độ trong phòng ngủ quá nóng. Theo thống kê, khoảng 3% dân số trên toàn thế giới mắc phải hội chứng đổ mồ hôi ban đêm. Đây là hội chứng gây rất nhiều phiền toái đối với sinh hoạt và cuộc sống người bệnh.

Các nguyên nhân chính dẫn đến ngủ bị toát mồ hôi

  • Nhiệt độ phòng nóng

Như đã nói phía trên, nhiệt độ phòng quá nóng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ngủ bị toát mồ hôi. Mọi người thường có xu hướng trang hoàng nhà cửa, phòng ngủ theo phong cách ấm áp và riêng tư. Vì vậy, không gian phòng ngủ thường có cảm giác bí bách và không khí khó lưu thông. Không những thế, một số người còn có sở thích lộng lẫy nên đã đầu từ phòng ngủ với nhiều đồ vật làm từ chất liệu lông thú. Điều này làm cho nhiệt độ phòng ngủ tăng lên rất nhiều và dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ. Theo các chuyên gia, nhiệt độ tiêu chuẩn của phòng ngủ dao động từ 16 - 23 độ C tùy cơ địa, nếu bạn không phân biệt được sự ấm cúng và nóng bức sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe giấc ngủ.  

  • Cơ thể bị tổn thương

Theo thống kê, có rất nhiều trường hợp ngủ bị toát mồ hôi vào ban đêm là do nguyên nhân cụ thể trong thời gian, quá trình điều trị bệnh. Người bệnh có thể bị tổn thương ở một vùng hay bộ phận nào đó, nhất là các cơ quan bên trong như tủy xương, tim, phổi, … bị nhiễm trùng dẫn đến sốt và thân nhiệt cao.

Sưng hạch bạch huyết, các tình trạng đau nhức xương khớp hay biến chứng bệnh HIV cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng toát mồ hôi khi ngủ. Theo nghiên cứu, cứ 10 người bệnh HIV/AIDS thì có 1 người mắc hội chứng toát mồ hôi này. Hiểu một cách đơn giản, khi cơ thể bị tổn thương, các cơ quan tế bào sẽ hoạt động tối đa để chống lại vi rút gây bệnh, thông thường sẽ xuất hiện các triệu chứng ho, cảm, sốt, … và điều này làm cho tăng nhiệt tăng lên, dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi khi ngủ. 

  • Thời kỳ tiền mãn kinh ở nữ giới

Đổ mồ hôi ban đêm là tình trạng phổ biến ở phụ nữ, và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh có thể xảy ra ngay cả khi ngủ, gây ra sự bài tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, phụ nữ trẻ đã tiến hành cắt bỏ hai buồng trứng hoặc điều trị ung thư bằng hóa trị có thể mắc phải chứng đổ mồ hôi ban đêm. Những tình trạng trầm cảm, lo lắng quá mức hoặc chán nản trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh cũng có thể dẫn đến tình trạng ngủ toát mồ hôi.

  • Sử dụng nhiều thuốc trầm cảm

Có nhiều loại thuốc trong quá trình sử dụng hoặc lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên các tác dụng phụ như ngủ bị toát mồ hôi về đêm, trong đó phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm. Theo các nghiên cứu, từ 8-22% người dùng thuốc chống trầm cảm gặp phải hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm do những thuốc này thay đổi nồng độ của các dẫn truyền thần kinh tới não. Ngoài ra, một số loại thuốc phổ biến như thuốc hạ sốt, một số kháng sinh cũng như aspirin, acetaminophen và các loại thuốc giảm đau cũng có thể dẫn đến hiện tượng này. Thậm chí, các chất nicotine và caffeine cũng có tác dụng kích thích não gây ra sự tiết mồ hôi vào ban đêm.

  • Huyết áp bị tụt

Các cơn đổ mồ hôi có thể xảy ra khi mức đường huyết trong cơ thể giảm xuống dưới 70mg/dL, khiến cơ thể không có đủ glucose để cung cấp năng lượng. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người sử dụng insulin hoặc các loại thuốc tiểu đường như clorpropamid, tolbutamid, glibenclamid, glipizid, gliclazid, glimepirid. Những người bị tiểu đường thường gặp các triệu chứng như chóng mặt, run và đổ mồ hôi khi mức đường huyết giảm. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể cần bổ sung đường, tuy nhiên người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

  • Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên đây, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể và gây ra tình trạng ngủ toát mồ hôi. Chẳng hạn như vấn đề rối loạn nội tiết tố, hormone, thần kinh và tuyến giáp có mối liên hệ mật thiết đến hoạt động cơ thể. Chính vì vậy, khi bạn cảm thấy hội chứng đổ mồ hôi xuất hiện mà không phải do nhiệt độ phòng thi cũng nên chú ý đến các yếu tố này. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt, ăn uống hoặc giờ giấc ngủ - thức không lành mạnh cũng có thể góp phần tăng tiết mồ hôi cơ thể. 

Những trường hợp nào cần điều trị ngủ toát mồ hôi

Ngủ bị toát mồ hôi là triệu chứng rất phổ biến, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần điều trị vì nó thật sự không đáng lo ngại. Tuy nhiên, phản ứng bất thường của hội chứng ngủ toát mồ hôi có thể là cảnh báo về tình trạng nguy hiểm đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những trường hợp cần điều trị ngủ toát mồ hôi:

  • Ngủ toát mồ hôi liên tục gây ra mất ngủ và mệt mỏi

  • Người bệnh có triệu chứng khác đi kèm như sốt cao, đau đầu, đau cơ, và mất cân bằng nước điện giải

  • Xuất hiện tình trạng run rẩy hoặc co giật

  • Phát ban, tiêu chảy và thường xuyên có cảm giác nôn ói

  • Ngủ toát mồ hôi gây ra cảm giác khó chịu, lo lắng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày

  • Người bệnh đang sử dụng thuốc gây ra ngủ toát mồ hôi và triệu chứng này gây ra rối loạn giấc ngủ và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nếu bạn có triệu chứng ngủ bị toát mồ hôi và xuất hiện các phản ứng bất thường trên đây, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán đúng bệnh, cũng như hướng dẫn về điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị ngủ bị toát mồ hôi hiệu quả

  • Sử dụng nệm thoáng khí

Như bạn đã biết, nệm ngủ chính là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với cơ thể mỗi đêm. Chính vì vậy, nệm ngủ có ảnh hưởng rất giấc đến tình trạng đổ mồ hôi. Một chiếc nệm nóng bức, bí bách sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên và gây toát mồ hôi khi nằm. Ngược lại, một chiếc nệm thoáng khí sẽ giúp cho người nằm luôn có cảm giác mát mẻ vì nhiệt độ và không khí nóng luôn được đảm bảo lưu thông tối đa. Nếu bạn muốn cải thiện hội chứng ngủ bị toát mồ hôi thì dòng nệm cao su và nệm lò xo tại cửa hàng Thegioinem.com chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. 

  • Điều trị do tiền mãn kinh

Nếu bạn là nữ và đang trong độ tuổi mãn kinh, điều trị bằng hormone có thể được đề xuất để giảm các triệu chứng của bốc hỏa và hạn chế tình trạng đổ mồ hôi ban đêm. Ngoài ra, phụ nữ nên tăng cường thực phẩm giàu hormone estrogen như đậu nành, súp lơ xanh, bơ, hạt mè, …Tuy nhiên, ngoài ra bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc khác như gabapentin, clonidine hoặc venlafaxine để kiểm soát tình trạng này. Việc lựa chọn liệu pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa.

  • Điều trị do bệnh lý ung thư

Thường thì các bệnh nhân ung thư sẽ được kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như thuốc hóa trị, thuốc ức chế khối u, phẫu thuật, xạ trị và các phương pháp khác. Việc kết hợp này giúp kiểm soát khối u tốt hơn, đồng thời hạn chế tác dụng phụ của một phương pháp chữa ung thư cụ thể. 

  • Điều trị do các vi khuẩn gây ra

Hội chứng toát mồ hôi khi ngủ do các vi khuẩn gây ra là tình trạng bất thường và có thể được điều trị bằng một số phương pháp khác nhau. Trong trường hợp này, các bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng này.

Ngoài ra, để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, người bệnh cũng cần thực hiện vệ sinh cơ thể đầy đủ và sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa và thay quần áo sạch. Đồng thời, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng thuốc làm mất mùi hôi, chất tẩy rửa có chứa cồn, vì chúng có thể làm khô da và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

  • Điều trị do các chất kích thích

Việc điều trị hội chứng ngủ bị toát mồ hôi do các chất kích thích sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hành vi của người bệnh. Khi đó, họ cần loại bỏ hoặc giảm thiểu sử dụng các chất kích thích như nicotine và caffeine có trong bia rượu, thuốc lá và cà phê. Nếu chứng bệnh do thuốc, cần thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng.

Nếu tình trạng toát mồ hôi ban đêm do stress và lo âu, cần tìm hiểu và điều trị nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này. Các phương pháp thư giãn và giảm căng thẳng như yoga, tai chi, thở đều và sâu, thực hành các kỹ năng giải quyết vấn đề và tâm lý học đều có thể giúp giảm bớt tình trạng toát mồ hôi khi ngủ.

Nếu các biện pháp trên không giúp giảm bớt tình trạng toát mồ hôi, có thể cần sử dụng các loại thuốc chuyên dụng như thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc kháng mồ hôi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần được chỉ định và giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa.

Kết luận

Tổng kết lại, hội chứng toát mồ hôi khi ngủ là tình trạng phổ biến gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với các nguyên nhân và cách điều trị chứng toát mồ hôi khi ngủ mà Thegioinem.com đã chia sẻ trên đây, hy vọng mỗi chúng ta sẽ ý thức và quan tâm đến sức khỏe giấc ngủ của mình nhiều hơn. Điều quan trọng là cần phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa tình trạng toát mồ hôi khi ngủ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe.

-----------------------------

Thông tin liên hệ

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

Add comment

Comments

There are no comments yet.

Create Your Own Website With JouwWeb